What will live forever over time?

In my heart, and when I come back to the dust ...

Custom Search

Sunday, August 10, 2008

Quả Quýt,Dứa.Từ quả đến lá đều là vị thuốc hay

Quả Quýt:
Quả quýt trông rất đẹp mắt, vừa là loại quả ngon vừa là vị
thuốc quý. Múi quýt ăn ngọt thơm, giàu chất bổ. Cổ nhân từng gọi
quýt là "ngọc màu vàng", từng có nhiều bài thơ, bài văn nói về
quýt.
Theo tiếng Hán, quýt đồng âm với "cát" có nghĩa là may mắn
và đoàn tụ. Ở nhiều địa phương Trung Quốc, trong đêm tân hôn,
cô dâu chú rể tục ăn quýt với ý nghĩa mong sớm sinh ra quý tử.
Về y học, từ múi quýt đến vỏ quýt, hạt quýt, xơ, múi, lá quýt
đều là những vị thuốc nổi tiếng.
Vỏ quýt trong đông y gọi là trần bì, tức vỏ cũ, do khi dùng
làm thuốc thì tốt nhất là dùng ở dạng khô cũ, càng để lâu càng tốt.
Trần bì tính ấm, có tác dụng kiện vị (khỏe dạ dày), long đờm, trị
ho, trị phong, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị. Qua nghiên cứu,
y học hiện đại đã chứng minh trong vỏ quýt có tinh dầu thơm
gluccoxit orange, aldehit lemon, axit béo..., có tác dụng hưng phấn
tim, ức chế vận động của dạ dày, ruột và tử cung... Glucoxit orange
có tác dụng giống vitamin P, làm giảm độ giòn của mao mạch máu,
phòng xuất huyết. Vỏ quýt còn là vị thuốc tốt điều trị cao huyết
áp, nhồi máu cơ tim, đặc biệt là có công hiệu đối với các chứng
bệnh tỳ vị khí trệ, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, buồn
nôn, ho nhiều đờm, khó chịu trong lồng ngực...
Múi quýt có các thành phần dinh dưỡng không thể thiếu
được đối với sức khỏe, bao gồm đường, protein, lipid, vitamin, axit
hữu cơ, chất khoáng... Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành,

đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm... ăn
quýt rất có lợi.
Xơ quýt vị đắng, tính bình, có vitamin P, giúp phòng chữa
cao huyết áp, rất có ích đối với người cao tuổi. Nó cũng có tác dụng
điều hòa khí, tan đờm, thông lạc, thông kinh, thường dùng trị các
chứng khí trệ kinh lạc, ho tức ngực, ho ra máu...
Hạt quýt vị đắ ng, tính bình, có công hiệu điều hòa khí, giảm
đau, tan u cục, thường dùng chữa sa nang, sưng đau tinh hoàn,
đau lưng, viêm tuyến sữa, ung thư vú giai đoạn đầu...
Lá quýt vị đắng, tính bình, có tác dụng trợ gan, hành khí,
tiêu thũng, tan u cục, dùng chữa các chứng đau mạng sườn, sa
nang, đau vú, u cục ở vú.
Vỏ quýt xanh tính ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trợ can, phá
khí, tan u cục, tiêu tích trệ, dùng chữa các chứng đau chướng
mạng sườn, sa nang, cương vú, u cục vú, đau dạ dày, ăn khó tiêu,
sốt rét lâu ngày thành báng bụng.
Quýt chẳng những đẹp mắt, mùi thơm, có thể dùng làm cây
cảnh mà ăn quả lại ngon, bổ. Mọi bộ phận của cây quýt đều có thể
dùng làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe; quả đóng hộp, làm
mứt, vỏ sấy khô chưng cất thành tinh dầu... đều được.
Các bài thuốc chữa bệnh bằng quýt:
- Chữa cảm mạo: Vỏ quýt tươi 30 gam, phòng phong 15 gam,
đổ 3 cốc nước, sắc lấy 2 cốc, hòa đường trắng uống lúc nóng 1 cốc,
sau nửa giờ hâm nóng uống tiếp 1 cốc còn lại.
- Chữa nôn mửa: Vỏ quýt 10 gam, lá tỳ bà 15 gam, bọc vải,
sắc nước uống.
- Viêm tuyến sữa: Hạt quýt tươi 30 gam, cho ít rượ u, rang
khô, đổ nước sắc uống.
- Ho nhiều đờm: Cát hồng (một loại vỏ quýt chế) 10 gam, bột
xuyên bối 3 gam, lá tỳ bà chế 15 gam, sắc uống.
- Sa nang, sưng tinh hoàn: Hạt quýt, tiểu hồi hương lượng
bằng nhau, rang vàng, tán bột, mỗi ngày uống 3-6 gam với rượu
ấm.
- Đau lạnh bụng: Trần bì 6 gam, ô dược 3 gam, gừng 3 gam,
sắc uống.
- Kém ăn: Trần bì 6 gam, tiêu tam tiên 6 gam, kê nội kim
(màng mề gà) 6 gam, sắc uống.
- Đau chướng mạng sườn: Xơ quýt (cát lạc) 10 gam, vỏ quýt
xanh 10 gam, hương phụ 10 gam, sắc uống.

Bí mật chữa bệnh của quả dứa
Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm
đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa
chuộng. Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình, có tác
dụng giải khát nóng, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men dứa giúp dạ dày
phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ,
ăn dứa rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong dứa còn
có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối
với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.
Tuy nhiên, có một số người sau khi ăn dứa xuất hiện dị ứng
"ngộ độc dứa": Thường sau 15 phút hoặc 1 giờ, bệnh nhân thấy đau
bụng, buồn nôn, đi lỏng, đồng thời có các biểu hiện mẫn cảm như
đau đầu, chóng mặt, mẩn đỏ da, ngứa toàn thân, tay chân và lưỡi
cứng đờ, nghiêm trọng hơn có thể ngất đột ngột. Do đó, những
người bị dị ứng dứa không được ăn. Trước khi ăn, có thể làm cho
một phần axít hữu cơ bị phân giải trong nước muối, làm giảm
nguy cơ ngộ độc dứa. Dứa sau khi xát muối ăn đậm đà, ngọt ngào
hơn.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng dứa:

- Viêm ruột, tiêu chảy: Lá dứa 30 gam sắc uống.
- Cảm nóng phiền khát: 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước
sôi để nguội uống.
- Viêm thận: Dứa quả 60 gam, rễ cỏ tranh tươi 30 gam, sắc
uống thay nước chè.
- Rối loạn tiêu hóa: Dứa 1 quả, quýt 2 quả, ép lấy nước uống.
- Viêm phế quản: Dứa quả 120 gam, mật ong 30 gam, lá tỳ
bà 30 gam, sắc uống.

No comments:

Post a Comment